Thị trường bất động sản được đánh giá đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, thanh khoản cũng đã tăng hơn thời điểm đầu năm. Theo đó, xuất hiện trường hợp nhà đầu tư bán cắt lỗ bất động sản dù đã nhận tiền cọc nhưng chấp nhận bồi thường và chờ thị trường.
Nhà đầu tư “bẻ cọc” chờ thị trường
Trong quý 2/2023 thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, tình trạng chờ đợi tiếp tục kéo dài khiến nhiều nhà đầu tư buộc phải bán cắt lỗ, giảm giá sâu tìm khách mua. Tuy nhiên, bước sang đầu quý 3/2023, những chính sách tháo gỡ cho thị trường bất động sản đã bắt đầu thẩm thấu. Đánh giá của các chuyên gia và một số đơn vị nghiên cứu thị trường, những tín hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, thị trường gần đây đón nhận nhiều tin vui từ việc giảm lãi suất, dòng tiền và niềm tin của người mua nhà,…
Theo đó, một số chủ bất động sản trước đó bán cắt lỗ, giảm giá,… dù đã nhận đặt cọc nhưng hiện nay họ chấp nhận đền cọc chờ thị trường tốt hơn. Đơn cử, thời điểm tháng 6/2023, anh Nguyễn Thái, nhà đầu tư tại Hà Nội rao bán giảm 15% so với đầu năm 2022 căn liền kề mặt đường lớn Lê Trọng Tấn có diện tích 100m2, thuộc địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) với mức giá 18 tỷ đồng. Đến đầu tháng 8, căn liền kề của anh Thái đã có khách xuống tiền đặt cọc 500 triệu đồng. Tuy nhiên, cách đây 3 ngày, anh Thái đã quyết định đền cọc bằng số tiền khách đặt cọc và tiếp tục giữ lại căn liền kề.
Nhiều chính sách tích cực đã làm thị trường BĐS quý 3/2023 ấm dần lên
Từ giai đoạn cuối quý 2, thị trường đã bắt đầu rục rịch có giao dịch trở lại, nhà đầu tư đã quan tâm tới thị trường nhiều hơn trước. Đa phần các nhà đầu tư xuống tiền mua lúc này đều là tài chính có sẵn.“Thị trường bất động sản đón nhiều tín hiệu lạc quan từ lãi suất, pháp lý… Theo đó, giao dịch đã bắt đầu tăng, không còn tình trạng gần như đóng băng vào thời điểm quý đầu năm. Do vậy, một số chủ sở hữu bất động sản quay xe không tiếp tục rao bán bất chấp mọi giá.
Thị trường cũng xuất hiện một bộ phận nhỏ nhà đầu tư chấp nhận đền cọc (với số tiền cọc ít) để giữ lại bất động sản chờ thị trường lạc quan hơn”. Bên cạnh đó, việc nhà đầu tư chấp nhận bồi thường cọc, không bán rẻ còn tới từ việc lãi suất thời gian gần đây đã bắt đầu giảm. Theo đó, áp lực tài chính của những nhà đầu tư dùng đòn bẩy trước đó đã nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, sau thời gian khó khăn, một số nhà đầu tư đã xoay sở được dòng tiền.
Lượng khách hàng quan tâm, tìm hiểu dự án CENTA VSIP Bắc Ninh tăng lên rõ rệt trong thời gian qua
Sẽ không còn hiện tượng bán bất động sản bằng mọi giá
Thực tế, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng thị trường bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất và xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực. Vào cuối năm 2022, mức lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đạt mức cao nên người dân bắt đầu chuyển sang gửi tiết kiệm tiền nhàn rỗi vào ngân hàng sau thời gian dài đổ vào bất động sản, khiến thị trường bất động sản bị mất thanh khoản.
Cuối năm 2023 sẽ là thời điểm mấu chốt khi một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn và đây là lúc nhà đầu tư quyết định dòng tiền có quay trở lại thị trường bất động sản hay không. Nếu niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chưa được khôi phục thì có thể nguồn tiền này vẫn tiếp tục ở lại hệ thống ngân hàng; còn nếu lãi suất huy động có giảm xuống mức dưới 10% vào thời điểm cuối năm nay, nguồn tiền nhàn rỗi này có thể quay trở lại, giúp thị trường hồi phục.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, nếu lãi suất cho vay giảm áp dụng với cả khoản vay mới và cũ, sẽ giúp áp lực tài chính của các nhà đầu tư giảm xuống. Theo đó, không còn tình trạng giảm giá, bán bất chấp sản phẩm bất động sản, đặc biệt là phân khúc đất nền.Ông Đính cho rằng, nếu lãi suất huy động được điều chỉnh xuống mức 5%, dòng tiền đầu tư sẽ được rút ra khỏi ngân hàng để quay trở lại làm tăng đầu tư, giao dịch trên thị trường.
“Ngay từ đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm thúc đẩy và tháo gỡ khó khăn cho thị trường động sản. Một số dự án đã cơ bản tháo gỡ được những vướng mắc, nhiều dự án được tái khởi động. Đến cuối quý III, khả năng thị trường bất động sản sẽ có dấu hiệu hồi phục”, vị này nhận định.
Nhiều dự án BĐS trong đó có CENTA VSIP Bắc Ninh sẽ tiếp tục mở bán quỹ căn trong thời gian tới khi thị trường ấm lên
Trong một khảo sát mới đây của Batdongsan.com.vn, trong tổng số 1.000 người tham gia khảo sát có tới 61% dự định sẽ mua bất động sản trong 1 năm tới. Điều này cho thấy, tâm lý của người mua đang dần hồi phục hơn so với trước kia, nhất là lúc thị trường bất động sản đang trầm lắng.
XEM THÊM
THỊ TRƯỜNG BĐS CUỐI NĂM 2023 ĐÃ ĐẾN LÚC XUỐNG TIỀN
Nhận định thị trường BĐS 2023 cho thấy những tín hiệu phục hồi đang ngày càng rõ nét khi các động thái “phục hồi” của Chính phủ đã phát huy tác dụng. “Mùa xuân” của thị trường BĐS được giới chuyên gia nhận định sẽ sớm trở lại.
Các động thái hỗ trợ của cơ quan chức năng bắt đầu phát huy tác dụng
Những tín hiệu phục hồi của thị trường BĐS 2023
Những tín hiệu phục hồi tích cực của thị trường BĐS được thể hiện rõ qua những con số tăng trưởng ấn tượng. Theo khảo sát, nguồn cung căn hộ thị trường sơ cấp tại Hà Nội tăng 153%, lượng giao dịch tăng 14,6% so với quý 1 năm 2023. Phía Tây Hà Nội đang dẫn đầu về lượng giao dịch, kế tiếp là phía Đông với các con số lần lượt là 48% và 34%. Đáng chú ý, thị trường phía Đông Hà Nội ghi nhận sự bứt phá khi thị phần gia tăng từ 16% lên 34%.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2023 ghi nhận lượng giao dịch tăng 30% so với quý 1/2023. Dữ liệu thị trường bất động sản tháng 7/2023 cũng đưa ra các chỉ số tích cực của thị trường BĐS 2023 khi so với tháng 6/2023,mức độ quan tâm của người tìm kiếm bất động sản tăng 6%, lượng tin đăng tăng 4%.
CHÍNH THỨC RA MẮT CENTA RIVER PARK - HOTLINE: 0965 889 895
Một món quà tri ân dành cho khách hàng Việt Nhân năm 2023 - số lượng giới hạn cực kì khan hiếm
CENTA RIVER PARK - vị trí độc tôn tại VSIP Bắc Ninh, là phân khu được mong chờ nhất với tầm nhìn bao trọn sông Tào Khê và công viên trung tâm VSIP.
GIẢI MÃ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP TRONG MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP - ĐÔ THỊ - DỊCH VỤ
Định hướng phát triển của công nghiệp hóa, đô thị hóa và tiềm năng phát triển của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của thế giới đã kéo theo sự thành lập của hàng loạt Khu công nghiệp truyền thống trên khắp Việt Nam trong 20 năm gần đây. Tuy nhiên, Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ được phát triển thì chỉ mới trong 10 năm trở lại đây và với một số ít chủ đầu tư đủ mạnh và có tiềm lực như: Becamex, VSIP… và số lượng “rất hạn chế”.
Sự cấp thiết hình thành Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ
Theo thống kê, trung bình 92 lao động/ha đất công nghiệp; trong 100 ha đất tự nhiên thì trung bình có khoảng 70 ha đất công nghiệp. Do vậy, trung bình khoảng 6.400 lao động/100 ha đất tự nhiên khu công nghiệp. Căn cứ số liệu nêu trên và các quy chuẩn, định mức về nhà ở theo pháp luật về xây dựng, một khu công nghiệp cần có quỹ đất để xây dựng nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động.
Nhìn từ góc độ thị trường, trong bối cảnh quỹ đất sạch tại các thị trường bất động sản lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ngày càng khan hiếm thì việc mở rộng phát triển ở các khu vực xung quanh, trong đó phát triển đô thị trong Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ hình thành các đô thị vệ tinh dường như là lời giải cho bài toán quỹ đất.
Các khu dân cư gần KCN chưa được quy hoạch bài bản